MỘT SỐ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHĂM SÓC BÀN CHÂN

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHĂM SÓC BÀN CHÂN

         1.Rửa và giữ chân khô thoáng hàng ngày
  • Sử dụng các loại xà phòng nhẹ
  • Sử dụng nước ấm
  • Vỗ nhẹ da cho khô; không nên chà xát trong quá trình làm khô. chân
  • Sau khi rủa chân xong, sử dụng kem dưỡng da để ngăn ngừa việc khô nứt da. Không bôi kem dưỡng da vào giữa hai ngón chân
        2. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
  • Kiểm tra bàn chân cả mặt trên và mặt dưới. Phải có người khác kiểm tra giúp nếu không thể tự kiểm tra được
  • Kiểm tra xem có bị khô và nứt nẻ không
  • Kiểm tra những nơi bỏng rộp, ngứa, vết cắt hoặc lở loét
  • Kiểm tra xem có bị đỏ, tăng nhiệt độ hoặc bị đau khi chạm vào bất kì vùng da nào bàn chân
  • Kiểm tra móng chân có bị mọc vào trong, có hạt sừng và chai chân không
  • Nếu bạn bị bỏng rộp hoặc lở loét do giày của bạn, thì bạn phải bỏ ngay lập tức và bạn hãy băng chân lại và sử dụng loại giày khác
        3. Chăm sóc móng chân
  • Cắt móng chân sau khi tắm xong, và khi móng chân mềm
  • Cắt móng chân thẳng và dũa mịn với dũa móng chân
  • Tránh cắt vào các góc của móng chân
  • Không cắt vào phần biểu bì
  • Bạn có thể cần có nhân viên y tế chuyên biệt để cắt móng chân cho bạn
       4. Cẩn thận khi luyện tập
  • Đi bộ và luyện tập với những đôi giày phù hợp
  • Không luyện tập khi bạn có những vết lở loét ở chân
      5. Bảo vệ bàn chân bạn với giầy và tất
  • Không bao giờ đi chân trần. Luôn luôn bảo vệ bàn chân bằng giày hoặc đi dép có nền cứng
  • Tránh đi giày cao gót và giày mũi nhọn
  • Tránh đi những loại giày hoặc guốc để hở ngón chân. Những loại giày dép này có thể tăng nguy cơ chấn thương và nhiễm trùng cho chân bạn
  • Sử dụng loại giày mới với những loại tất mà bạn vẫn thường dùng
  • Không sử dụng loại giày mới hơn 1 giờ đồng hồ ngay lần đầu sử dụng
  • Thay tất của bạn hàng ngày
  • Quan sát và thử giày của bạn trước khi đưa chân vào để đảm bảo không có những vật lạ và vùng ghồ ghề, thô ráp
  • Tránh những loại tất chật
  • Sử dụng những loại tất sợi tự nhiên ( cotton, len, hoặc phan lẫn cotton và len).
  • Sử dụng những loại giày đặc biệt nếu bác sỹ khuyến cáo.
  • Sử dụng các loại giày/bốt bảo vệ bàn chân khỏi nhiều loại thời tiết (lạnh, ẩm…).
  • Đảm bảo các loại giày của bạn thật phải thật vừa khít. Nếu bạn bị tổn thương thần kinh, bạn có thể không biết là giày của bạn quá chặt thì bạn nên thực hiện test giày dép bên dưới.
     6. Thử giầy dép
  • Đứng trên một miến giấy. (đảm bảo là đứng chứ không ngời do bàn chân sẽ chuyển trạng thái khi đứng)
  • Vẽ lại đường viền quanh bao chân bạn
  • Vẽ lại đường viền giày của bạn
  • So sánh hai vết để xem liệu khoảng trống của giày quá hẹp không? Liệu chân bạn có quá chật không? Liệu giày có dài hơn ít nhất nửa inch so với ngón dài nhất cũng như chiều rộng của bàn chân bạn không?
     7. Lựa chọn giầy phù hợp
  • Giày kín chân và gót
  • Mũi giày không có đường may bên trong.
  • Tối thiểu dài hơn ½ inch so với ngón dài nhất.
  • Bên trong giày phải mềm mà không có chỗ nào thô ráp.
  • Đế bên ngoài giày phải được làm từ vật liệu cứng.
  • Chiều rộng tối thiểu của giày phải bằng với chiều rộng của chân
    8. Chăm sóc bàn chân bệnh nhân ĐTĐ
       Nếu bạn bị ĐTĐ thì không nên đợi để điều trị bất kì một vấn đề nhỏ nào về bàn chân. Bạn nêu tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế và hướng dẫn sơ cứu y tế
  • Phải báo ngay chấn thương bàn chân và nhiễm trùng cho nhân viên y tế
  • Kiểm tra nhiệu độ nước bằng khuỷu tay chứ không phải bằng chân.
  • Không sử dụng tấm sưởi nhiệt sưởi ấm chân.
  • Không vắt chéo chân bạn.
  • Không tự điều trị các vết sừng và các vấn đề khác xảy ra với chân bạn. Hãy tới gặp bác sỹ ngay hoặc nhân viên y tế chuyên khoa chân để được điều trị phù hợp
   9. Khi  được bác sỹ điều trị tư vấn
      Ngoài những lần khám theo định kì tại các cơ sở y tế, bạn nên đi khám ngay nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề sau đây:
  • Giữ khô giữa các ngón chân
  • Lở loét hoặc bị thương ở chân.
  • Móng chân mọc vào trong.
  • Tê và cơn đau tăng lên.
  • Chai chân.
  • Chân đỏ hoe.
  • Da đen.
  • Viêm tấy ở kẽ ngón chân.
  • Nhiễm trùng.
  • Ngón chân khoằm xuống.
Theo TS.BS. Lê Phong Viện trưởng, Viện nghiên cứu Nội tiết.