LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO

Hậu môn nhân tạo là gì
Việc đặt hậu môn nhân tạo trong thời gian trở lại đây cũng ngày càng được phổ biến. Theo thống kê của tổ chức thế giới cho thấy có tới 1,3 triệu người đang phải đặt hậu môn nhân tạo.
Hậu môn nhân tạo trước tiên là do con người chế tạo ra. Hậu môn nhân tạo (HMNT) được tạo ra từ một lỗ mở thông ra da của đại tràng ở bên trái người bệnh có mục đích dẫn lưu bộ phân ra bên ngoài thay thế hậu môn thật. Phân sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân (túi HMNT).

Túi hậu môn nhân tạo 1 mảnh ActiveLife® xả được
Thông tin chi tiết sản phẩm: http://alterpharma.com.vn/tui-hau-mon-nhan-tao-mot-manh-activelife-22771-pr15

Ai cần đặt hậu môn nhân tạo?
Những người được chỉ định đặt hậu môn nhân tạo là những người được bảo vệ tổn thương đường dưới như bệnh nhân mổ cắt trĩ hay là bệnh nhân cần phải giữ sạch đoạn cùng để điều trị về bệnh lý nào đó. Những người bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối mà cần phải cắt bỏ, viêm loét trực tràng gây chảy máu nhiều....
Có mấy loại hậu môn nhân tạo
HMNT tạm thời là chỉ sử dụng trong thời gian nhất định giúp thoát phân ra ngoài trong thời gian tạm thời (khoảng 3 - 6 tháng) do bệnh hay do chấn thương để đoạn ruột phía dưới được nghỉ ngơi, lành chỗ khâu nối ruột. Sau đó HMNT sẽ được đóng và tái lập lại lưu thông phân bình thường qua hậu môn thật.
HMNT vĩnh viễn thường sử dụng trong bệnh lý ung thư đại - trực tràng, đưa đại tràng ra da và người bệnh đại tiện qua HMNT suốt đời.
Lập kế hoạch chăm sóc hậu môn nhân tạo
I. Mục đích chăm sóc hậu môn nhân tạo
- Làm sạch hậu môn nhân tạo giúp bệnh nhân sạch sẽ, thoải mái, sớm hồi phục
- Giữ vùng vết mổ sạch, tránh nhiễm trùng chéo từ hậu môn nhân tạo
- Ngăn ngừa lở loét xung quanh hậu môn nhân tạo
- Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng: sa, tụt, dịch chuyển vị trí hay có bất thường gì tại hậu môn nhân tạo
- Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc hậu môn nhân tạo tại nhà khi xuất viện.
II. Chuẩn bị:
+ Giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế thoải mái.
+ Dụng cụ
1. Dung dịch rửa (NaCl 0.9%)
2. Dung dịch sát khuẩn (Betadin) (đối với BN rơm lở vùng da xung quanh thì không dùng cồn iode)
3. Gòn, gạc
4. Túi đựng phân, thước đo, kéo
5. Bồn hạt đậu
6. Tấm lót
7. Găng tay sạch
8. Dung dịch sát khuẩn tay, dung dịch khử khuẩn dụng cụ
9. Túi rác các loại
III. Thực hiện kỹ thuật:
1. Nhận định:
- Hậu phẫu ngày thứ mấy? Có bao nhiêu vết mổ? Các dẫn lưu và tình trạng vết mổ, dẫn lưu.
- Tình trạng của HẬU MÔN NHÂN TẠO: nằm bên nào? Màu sắc niêm mạc, lượng phân ra, tình trạng vùng da xung quanh...
2. Tiến hành:
- Giải thích và chuẩn bị tư thế thuận lợi cho bệnh nhân.
- Đặt tấm lót bên dưới vùng HẬU MÔN NHÂN TẠO, bộc lộ. Đặt bồn hạt đậu.
- Sát khuẩn tay, mang găng, tháo bỏ túi phân cũ, đánh giá lượng phân, tính chất phân.
- Mang găng mới, mở mâm chăm sóc, sắp xếp dụng cụ cần thiết trong mâm.
- Bắt đầu rửa miệng HẬU MÔN NHÂN TẠO xoắn ốc ra ngoài niêm mạc rồi tới vùng da xung quanh, rộng ra 5cm. Thấm khô.
- Sát khuẩn da xung quanh, rộng ra 5cm.
- Đo túi và cắt túi theo kích thước đã đo. Thu dọn bồn hạt đậu, tấm lót.
- Dán túi chứa phân mới. Vuốt cho dính sát vào mặt da. Kiểm tra lại chắc chắn.
- Tháo bỏ găng và rửa tay. Thu dọn dụng cụ.

Bột bảo vệ da quanh HMNT STOMAHESIVE® POWDER
Thông tin chi tiết sản phẩm: http://alterpharma.com.vn/bot-bao-ve-da-quanh-hmnt-stomahesive-powder-25510-pr20
IV. HỒ SƠ:
- Ghi nhận ngày giờ chăm sóc. Tình trạng chung của bệnh nhân.
- Ghi nhận tình trạng HẬU MÔN NHÂN TẠO: màu sắc, tính chất (có bị sa, lồi không?...), màu sắc, số lượng & tính chất phân...
- Ghi rõ tên điều dưỡng chăm sóc.
V. Các biến chứng có thể xảy ra
- Sa/ tụt HẬU MÔN NHÂN TẠO
- Tắc ruột
- Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo
- Abcess hậu môn nhân tạo
- Rối loạn tiêu hóa: bón, tiêu chảy…
VI. Chế độ ăn cho người hậu môn nhân tạo
- Hạn chế thực phẩm tạo mùi, sinh hơi gây phân có mùi hôi (bắp, đậu khô, hành tây, bắp cải, thực phẩm cay, cá, kháng sinh một số vitamin và khoáng) và có nhiều xơ làm tăng lượng phân.
Cách giảm lượng khí trong đường tiêu hóa nên :
• Nhai chậm , nuốt khi miệng ngậm.
• Uống nước qua ông hút
• Không ăn chất sinh hơi như :
+ Lactose ( ở người kém-dung nạp lactose )
+ Rượu
+ Các sản phẩm sinh hơi (như táo, bia, bắp cải, su bông, dưa hấu, đậu nành)


Nguồn: Page Điều dưỡng, chào em